DÂY ĐIỆN ÂM TƯỜNG BỊ CHẬP! NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Xu hướng lắp đặt dây điện âm tường đang là xu thế hiện nay trong các gia đình. Nó vừa giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, tránh bị vướng khi dùng. Hạn chế các tai nạn về điện,…Vì thế, nguyên là do đâu, và chúng ta khắc phục như thế nào? Bài viết sau đây, EvnBamBo sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Tóm Tắt Nội Dung

Nguyên nhân dây điện âm tường bị chập, rò rỉ và cách khắc phục

Nguyên nhân dây điện âm trần bị chập

Đường dây điện đi ngầm không những mang lại sự an toàn khi dùng mà còn không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Chính vì thế, đa số các công trình hiện nay đều đi ngầm. Nhưng trong quá trình sử dụng, nó rất dễ bị chập điện, rò rỉ điện.

Tại sao đường dây điện đi ngầm bị rò rỉ, bị chập?

Nhiều người nghĩ rằng, đường dây điện đi ngầm sẽ có độ an toàn tuyệt đối vì nó không chịu tác động từ bên ngoài, có độ bền cao hơn. Nhưng nó vẫn có thể bị chập điện, rò rỉ vì một số nguyên nhân sau:

  • Không có ống gen bao bọc đường dây điện âm tường.
  • Ổ cắm điện đặt ở vị trí quá thấp, gần chân tường nên dễ bị ẩm khi có mưa lớn hoặc ngập
  • Tường bị thấm và ẩm ướt khiến cho vỏ bọc đường dây điện đi ngầm, nhất là đối với đường dây điện sử dụng lâu năm rất dễ hỏng, bị mục sinh ra rò điện, chập cháy điện.
  • Điện quá tải với thiết bị trong nhà, nhu cầu sử dụng điện tăng mà dây điện không đủ tải. Thiếu cầu dao, cầu chì dẫn tới cháy nổ.
  • Khi gặp phải những yếu tố trên, đường dây điện nhà bạn dễ bị chập, bị rò rỉ điện. Nếu bạn không phát hiện ra thì vô cùng nguy hiểm. Nhất là đối với gia đình có trẻ nhỏ.
Cách khắc phục dây điện âm trần bị chập

Để ngăn ngừa, khắc phục đường dây điện đi ngầm bị chập, rò rỉ thì bạn theo dõi những thông tin sau:

Cách tránh đường dây điện ngầm bị chập, rò rỉ

Để tránh gặp sự cố chập điện, rò rỉ điện và những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Khi đi đường dây điện ngầm bạn cần đảm bảo:

  • Đảm bảo mắc đúng quy trình cho đường dây điện đi ngầm. Hệ thống đường dây điện đi ngầm cần đặt trong 1 ống nhựa bảo vệ. Những ống nhựa này phải cứng, có khả năng chịu lực và chống thấm nước. Mật độ chiếm chỗ của dây so với tiết diện ống dưới 75%. Nên thường xuyên kiểm tra để tránh hiện tượng rò rỉ điện.
  • Ổ cắm cần đặt ở trên cao. Không nên đặt ở vị trí thấp vì nó dễ bị thấm nước khi có mưa lớn hay thời tiết nồm ẩm.
  • Nên lắp đặt riêng cầu dao hoặc thiết bị ngắt. mở điện cho từng tầng hay từng vị trí để bảo vệ cho các thiết bị điện. Khi cần thay, lắp hay sửa chữa sẽ dễ thao tác ngắt điện cục bộ cho từng khu vực. Lắp thêm cầu dao chống dò sau cầu dao tự động trong hệ thống điện. Loại này vừa giúp bảo vệ ngắn mạch, vừa bảo vệ quá tải, vừa ngắt điện khi phát hiện bị rò rỉ điện.
  • Chọn loại dây điện có 2 lớp cách điện thật tốt. Trong cùng là ruột dẫn loại có nhiều sợi đồng, lớp giữa chống rò rỉ điện, lớp ngoài cùng cách điện tường với dây điện. Các loại dây điện thích hợp để đi ngầm như VC, CV, CVV.
Cách đấu nối đường dây điện âm trần

Khắc phục đường dây điện đi ngầm bị chập, rò rỉ

Nếu như phát hiện ra hoặc bạn nghi ngờ đường dây điện nhà bạn chị chập, rò rỉ thì:

  • Nếu ở vị trí nào đó của đường dây điện ngầm trong nhà bị cháy, bị hỏng ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống điện trong nhà, bạn có thể chọn cách thay đường dây điện nổi (nó có thể làm mất đi tính thẩm mỹ vì đường dây điện đặt ở khắp nhà bạn).  Cách 2 là bạn dóc tường ra chạy lại đường dây điện ngầm.
  • Kiểm tra bằng bút thử điện dò lên những chỗ tường có dây điện đi ngầm, nếu như bút thử điện mày đỏ ở đâu thì đánh dấu lại, ngắt nguồn điện tại chỗ, dùng máy sấy tóc, hoặc quạt để “hong” khô đoạn tường đó để chắc chắn nó phải khô ráo, không rò điện mới sử dụng các thiết bị điện để đề phòng chập điện, cháy nổ. Tuy nhiên sau đó cần sử dụng phương pháp chống ẩm cho tường 1 cách tuyệt đối.

Nhưng những ưu điểm mà hệ thống dây điện âm tường rất lớn nhưng khi mắc những lỗi rò điện hoặc chập điện thì sửa chữa khá tốn kém và tốn công sức. Vì thế, bạn cần có giải pháp lắp đặt tối ưu cũng như những phương án bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên để đảm bảo tránh những sự cố hỏng hóc không đáng có.